NỒNG ĐỘ HS-TROPONIN I TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG
PDF

Supplementary Files

NỒNG ĐỘ HS-TROPONIN I TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG

How to Cite

Le, T. X. (2018). NỒNG ĐỘ HS-TROPONIN I TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG. TTU Review, 1(4). Retrieved from https://review.ttu.edu.vn/index.php/review/article/view/83

Abstract

Mở đầu: Troponin được xem là chỉ dấu sinh học có giá trị tiên lượng biến cố bất lợi trong bệnh lý mạch vành, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát sự thay đổi nồng độ của hs-Troponin I trên đối tượng bệnh nhân suy tim.

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ hs-troponin I trên bệnh nhân suy tim tại bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng

Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Có 168 bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán suy tim cấp và mạn, đang điều trị tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng đã tham giam nghiên cứu. Nồng độ hs-troponin I được khảo sát và tìm mối liên quan với các đặc tính mẫu.

Kết quả:. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 68 ± 14 tuổi, nữ chiếm đa số. Không có bệnh nhân suy tim độ I, phần lớn là suy tim độ II với 48,8%. Nồng độ hs-troponin I có giá trị trung vị là 14,9ng/L. Có mối tương quan thuận, yếu với hệ số tương quan r = 0,164 và có ý nghĩa thống kê (p = 0,034) giữa nồng độ troponin I và tuổi. Nồng độ troponin I cũng có mối tương quan nghịch với phân suất tống máu thất trái, với hệ số tượng quan r = -0,262, p = 0,001.

Kết luận: hs-troponin I có thể được ứng dụng trong tiên lượng và theo dõi điều trị cho bệnh nhân suy tim.

Từ khóa: Hs-troponin, suy tim, bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

PDF

References

Cao Hoài Tuấn Anh (2007), Khảo sát nồng độ troponin I trên bệnh nhân suy tim, Thạc sĩ y khoa, Đại học Y Dược TP.HCM.

Hoàng Văn Cường (2014), Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tố liên quan tại viện tim TP.HCM, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học Y Dược TP.HCM.

Lê Thị Thu Hương và Châu Ngọc Hoa (2013), "Khảo sát đặc điểm hs CRP và các cytokine trong huyết tương của bệnh nhân suy tim mạn", Tạp chí Y học TP.HCM, 17(6), tr. 94 ‐100.

Nguyễn Chí Hùng và các cộng sự (2011), "mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học TP.HCM, 16(1), tr. 119-125.

Nguyễn Hoàng Minh Phương (2010), “Khảo sát thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn”. Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học Y Dược TP.HCM.

Nguyễn Xuân Tuấn và Châu Ngọc Hoa (2014), "Thiếu máu trong suy tim mạn", Suy tim trong thực hành lâm sàng, NXB Y học TP.HCM, tr. 342-371.

Ralli S, Horwich TB and Fonarow GC (2005), "Relationship between anemia, cardiac troponin I, and B-type natriuretic peptide levels and mortality in patients with advanced heart failure", American heart journal. 150(6), pp. 1220-1227.

Sudharshana MKA, Ashoka HG and Aparna AN (2016), "Evaluation and comparison of biomarkers in heart failure", Indian heart journal. 68, pp. S22-S28.

Trần Khánh Phương và Hồ Thượng Dũng (2011), "Khảo sát nồng độ Troponin I máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn", Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), tr. 466-471.

Trương Phi Hùng và Trương Quang Bình (2014), "Sinh lý bệnh suy tim", Suy tim trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, tr. 15-28.

Vestergaard KR, et al (2016), "Prevalence and significance of troponin elevations in patients without acute coronary disease", International journal of cardiology. 222, pp. 819-825.