Ý nghĩa nghệ thuật của các từ nối 'thì, là, mà' trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Articles
- Submited: May 2, 2016
-
Published: May 25, 2016
Abstract
Theo quan niệm ngữ pháp truyền thống, các từ ' thì, là, mà' – là những hư từ, chỉ có giá trị ngữ pháp, không có giá trị ngữ nghĩa – nhất là nghĩa tu từ, và rất ít được dùng trong các văn bản thơ. Trong thơ ca cách luật thì chúng càng rất ít khi xuất hiện. Với Truyện Kiều[1] một tuyệt tác văn học chữ Nôm thế kỷ XIX, Nguyễn Du đã thể hiện một tài năng ngôn ngữ tiếng Việt xuất sắc. Ông đã sử dụng từ ngữ nói chung, rất điêu luyện, sắc sảo. Riêng những từ ‘thì, là, mà’ còn được Nguyễn Du khai thác như những thủ pháp nghệ thuật đa dạng, tạo nên những sắc thái ngữ nghĩa phong phú, mới mẻ, thú vị trong nhiều câu thơ Kiều óng ả, mượt mà tính nghệ thuật![1] Truyện Kiều, Nhà xuất bản Trẻ, 2015
How to Cite
Bui, N. V. (2016). Ý nghĩa nghệ thuật của các từ nối ’thì, là, mà’ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. TTU Review, 1(1). Retrieved from https://review.ttu.edu.vn/index.php/review/article/view/10